A) Tại sao cần phải có bảng giá trị dinh dưỡng (Nutrition facts) trên bao bì?
Ăn uống lành mạnh đòi hỏi trước tiên là bạn phải biết rõ những thứ bạn bỏ vào miệng. Muốn có thể lựa chọn một cách khôn ngoan các thực phẩm, bạn cần phải đọc các “nhãn dinh dưỡng” dán trên bao bì thực phẩm và điều thiết yếu là khi đọc bạn phải hiểu được các “dữ kiện dinh dưỡng” (nutrition facts) ghi trên nhãn dán, chứ đừng tin vào các hàng chữ như “ low fat” (ít chất béo) in trên bao bì chẳng hạn.
Nếu kiểm soát được tốt thói quen ăn uống thì bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn về mọi mặt trong đời sống của bạn và gia đình bạn. Thực phẩm không phải là kẻ thù vì nhờ nó mà con người đã sống cả hàng ngàn năm nay. Ăn uống là một sự mạo hiểm chứ không phải là một sự thử thách.
Chúng tôi xin hướng dẫn dưới đây cách ghi và cách đọc các “nhãn dinh dưỡng” để giúp phần nào cho sự ăn uống của bạn được lành mạnh hơn (xem phần B và C)
B) Cách ghi bảng giá trị dinh dưỡng
1. Tổng quát
Bảng thành phần dinh dưỡng đựơc đóng khung chữ in bằng mực đen hoặc một màu trên nền trắng hoặc trung tính.
2. Kiểu và cỡ chữ
2.1 Chữ “Nutrition Facts” dùng cỡ 6 point hoặc lớn hơn kiểu chữ Helvetica Black hoặc chữ Helvetica Regular. Để chữ canh gọn có thể dồn góc chữ đến –4 (nén hơn sẽ không đọc rõ).
2.2 Các thành phần dinh dưỡng chính và % giá trị hàng ngày của chúng trình bày bằng kiểu chữ 8 point Helvetica Black (nhưng dấu “%” bằng kiểu chữ Helvetica Regular).
2.3 Chữ “Nutrition Facts” có thể dùng kiểu chữ Franklin Gothic Heavy hoặc Helvetica Black để vừa vặn bề ngang của nhãn canh hai bên.
2.4 Chữ “Serving Size” và “Servings per container” dùng cỡ 8 point Helvetica Regular chừa đầu 1 point.
2.5 Các chữ trong bảng (thí dụ chữ, “Amount per Serving”) dùng cỡ 6 point Helvetica Black.
2.6 Giá trị dinh dưỡng tuyệt đối ( thí dụ “1g”) và các giá trị dinh dưỡng phụ bằng cỡ chữ 8 point Helvetica Regular chừa đầu 4 points.
2.7 Vitamins và chất khoáng dùng cỡ 8 point Helvetica Regular, chừa đầu 4 points, ngăn nhau bằng dấu đề mục 10 point.
2.8 Mọi kiểu chữ dưới phần vitamins và chất khoáng dùng cỡ 6 point Helvetica Regular chừa đầu 1 point.
3. Thanh ngang
3.1 Dùng thanh ngang 7 point ngăn cách các nhóm lớn như trong thí dụ. Dùng thanh ngang 3 point ngăn cách phần calorie và phần dinh dưỡng.
3.2 Dùng thanh nhỏ 1/4 point ngăn từng chất dinh dưỡng ra, như trong thí dụ. Các dòng sau không chạm thanh này. Nửa trên của nhãn (phần dinh dưỡng) có chừa khoảng cách 2 point giữa thanh ngang và chữ, nửa dưới của nhãn (phần dưới) có chừa 1 point giữa chữ và thanh dưới.
4. Hộp
Tất cả nhãn được đóng khung bởi hộp có line ½ point cách chữ 3 points.
C) Cách đọc bảng giá trị dinh dưỡng
Bảng thành phần dinh dưỡng bao gồm nhiều dòng được chia thành từng phần. Các bảng thành phần dinh dưỡng in trên bao bì tuân thủ theo tiêu chuẩn chung của mỗi quốc gia sản xuất ra sản phẩm đó. Tất cả các sản phẩm bán trên thị trường Việt Nam in bảng Nutrition Facts theo tiêu chuẩn của Cục Quản Lý Thực Phẩm (FDA). Bài viết này sẽ dựa trên bảng thành phần dinh dưỡng của mẫu mít sấy 100g để giải thích và các bảng dinh dưỡng của những loại sản phẩm khác cũng không nằm ngoài các thuật ngữ được giải thích trong bài viết này.
Dưới đây là kết quả test của Công Ty CP DV KHCN Sắc Ký Hải Đăng
1/ Các phần của bảng dinh dưỡng
Phần 1, 2, 3, 4 và 6 sẽ thay đổi tùy theo sản phẩm. Phần 5 là phần cố định không đổi. Phần 5 là lượng chất dinh dưỡng bạn cần tiêu thụ hằng ngày dựa trên chế độ ăn 2.000 và 2.500 calories. Tùy theo lượng calorie bạn cần mà những số liệu này sẽ cao hơn hoặc thấp hơn. Xem thêm cách tính lượng calorie cơ thể cần tại đây.
2/ Phần 1: Serving size (lượng khẩu phần ăn)
Phần này được đặt đầu tiên và là phần bạn cần quan tâm đầu tiên để hiểu chính xác thông tin còn lại. Phần này có 2 dòng:
– Serving size 100g: Có ý nghĩa lượng khẩu phần ăn. Trong trường hợp này, toàn bộ các thành phần dinh dưỡng được ghi bên dưới là thành phần có trong 1 khẩu phần ăn, tương đương 100g sản phẩm.
– Serving per container: Số lượng khẩu phần ăn trong 1 túi sản phẩm. Trong bài viết này, 1 gói sản phẩm có 2,5 khẩu phần ăn, tức tổng khối lượng của gói (túi) là 250g. Toàn bộ thành phần dinh dưỡng trong bảng này là thành phần dinh dưỡng của 1 khẩu phần ăn. Để tính ra thành phần dinh dưỡng của 1 gói (túi), bạn phải nhân số liệu với lượng khẩu phần ăn (serving per container).
3/ Phần 2: Calories 419 – calories from fat 98
Calories phục vụ cho mục tiêu tăng cân, giảm cân, giữ cân. Mục này cho biết lượng calories mà 1 khẩu phần ăn cung cấp và lượng calories cung ấp từ chất béo trong sản phẩm. Trong bài viết này, mỗi khẩu phần ăn cung cấp 419 calories trong đó có 98 calories từ chất béo. Như vậy chất béo cung cấp được 98 (23,3%) lượng năng lượng trong mỗi khẩu phần. Để biết thực phẩm có nhiều lượng calories nhiều hay ít bạn có thể dựa vào các con số sau đây:
40 calories là thấp
100 calories là vừa phải
400 calories là cao
Để giảm cân bạn nên chọn những thực phẩm càng ít calories càng tốt và ngược lại trong trường hợp muốn tăng cân. Tuy nhiên bạn cần chú ý đây là lượng calories cho 1 khẩu phần ăn, nếu bạn ăn nhiều hơn thì lượng calories cũng tăng lên.
4/ Phần 3 và 4: nhóm hạn chế hấp thu và nhóm khuyến khích hấp thu
Có 2 nhóm lớn là nhóm hạn chế hấp thu (màu vàng) và nhóm khuyến khích hấp thu (màu xanh lá).
– Nhóm hạn chế hấp thu bao gồm Saturated Fat (chất béo bão hòa), Trans Fat (chất béo chuyển hóa), Cholesterol và Sodium(Natri). Hấp thụ quá nhiều các chất này là tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, ung thư…
– Nhóm khuyến khích hấp thu: bao gồm chất xơ (Dietary Fiber), các Vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
– Total Carbohydrate: Carbohydrate hay còn gọi là chất bột đường là nguồn năng lượng đầu tiên cơ thể sử dụng trước khi đốt mỡ dự trữ hoặc cơ để làm năng lượng. Chính carbohydrate đang dần trở thành thủ phạm của các căn bệnh thời đại như: tiểu đường, tim mạch, gout…Tuy nhiên Carbohydrate có nhiều loại, trong dó có loại tốt và loại xấu. 2 chỉ số thường thấy nhất là Sugar và Dietary Fiber. Vì vậy, khuyên bạn nên chọn các thực phẩm có chỉ số Sugar thấp và Dietary Fiber cao.
– Carbohydrate: Chất bột đường thực tế được chia thành nhiều loại khác nhau và chúng được hấp thụ và ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Về cơ bản có 3 loại chất bột đường.
+ Chất bột đường đơn: Có cấu tạo phân tử đơn giản và dễ bị phá vỡ trong quá trình hấp thu của cơ thể. Chính vì vậy chất bột đường đơn làm tăng đường huyết rất nhanh khiến cơ thể tăng tiết Insulin, tạo cảm giác ngon miệng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ thừa.
+ Chất bột đường phức: Có cấu trúc phân tử phức tạp hơn và ít tác động đến đường huyết hơn. Chất bột đường phức hợp không kích thích Insulin quá mức đồng thời tạo ra sự ổn định trong quá trình hấp thu, giúp chúng ta đạt cảm giác no lâu hơn đồng thời hạn chế sự tích trữ chất đường bột thành mỡ. Chất đường bột có nhiều trong các loại thức ăn thô không qua tinh chế như gạo lứt, bột mì nguyên cám, khoai sắn, ngũ cốc, yến mạch…Các thực phẩm này cũng chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
+ Chất xơ: Cũng là một loại chất bột đường có nhiều trong các loại rau củ quả chúng ta dùng hàng ngày. Cơ thể không có khả năng phân hủy và hấp thu chất xơ. Dù không lấy năng lượng từ chất xơ nhưng chất xơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà chúng ta không thể bỏ qua.
– Protein: hay còn gọi là chất đạm, là chất dinh dưỡng thiết yếu nhất đối với cơ thể, giúp hình thành và duy trì cơ bắp, đảm bảo cho bạn có sức khỏe tốt nhất. Bạn nên dựa vào chỉ số này để đảm bảo cơ thể hấp thu đủ chất đạm mỗi ngày.
5/ Thông tin cho giá trị hàng ngày DV (Daily Values)
Daily Values là lượng chất dinh dưỡng bạn cần cho cơ thể mỗi ngày. Lượng dinh dưỡng này dựa trên chế độ ăn 2.000 calories mỗi ngày. Những con số in tại phần này là lượng chuyên dùng của các chuyên gia dinh dưỡng. Thông tin này bắt buộc có ở mọi sản phẩm. Tuy nhiên các sản phẩm có bao bì nhỏ, phần này không được in trên bao bì. Dòng less than là bạn cần hấp thu ít hơn lượng được in. Đối với các chất không có chú giải như Total Carbohydrate và Dietary Fiber, bạn cần ăn ít nhất đạt được số lượng in trên bao bì.
Đối với Total Fat (tổng lượng chất béo), mỗi người cần hấp thụ ít hơn 65g. Còn đối với Dietary Fiber bạn cần hấp thụ ít nhất 25g mỗi ngày.
Your Daily Values may be higher or lower depending on your calorie needs: Lượng chất dinh dưỡng bạn cần hàng ngày có thể cao hơn hoặc thấp hơn con số bên dưới tùy thuộc vào lượng calorie cơ thể cần. Các con số được in tại phần này được tính toán dựa trên chế độ hấp thụ 2.000 calories mỗi ngày. Người nặng cân hơn sẽ cần nhiều năng lượng hơn và người nhẹ cân hơn sẽ cần năng lượng ít hơn.
6/ Phần 6: % DV – % Daily Values
Với mỗi con số dinh dưỡng ở phần 5 sẽ tương ứng với 100% DV. Các con số %DV này sẽ cho bạn biết với 1 khẩu phần ăn bạn sẽ cung cấp bao nhiêu % lượng dinh dưỡng cơ thể mỗi ngày.
– Dưới 5% DV là thấp và trên 20% DV là cao. Ví dụ để nói thực phẩm giàu chất xơ hay không bạn sẽ xem %DV ở mục Dietary Fiber.
– Mục % DV này sẽ giúp bạn so sánh giữa các thực phẩm xem thực phẩm nào cung cấp lượng dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể.
– Một số thực phẩm không có phần 5 và cũng không liệt kê số gram của mỗi chất dinh dưỡng nhưng sẽ có ghi chỉ số %. Chỉ số này cũng hàm ý đến % DV.
Nên nhớ rằng mỗi thực phẩm đóng gói chỉ cung cấp một lượng % dinh dưỡng nhất định. Để hấp thụ dinh dưỡng, bạn cần ăn thêm các thực phẩm khác để hấp thụ đủ 100% Daily Values.
7/ Transfat, Sugar và Protein không có % DV
Thông thường các thành phần này không được ghi % DV vì các lý do sau:
+ Transfat: Chưa có nguồn tài liệu nào được công nhận là chính xác nhất trong việc đưa ra mức giới hạn hấp thu Trans fat. Vì vậy các nhà khoa học chỉ khuyến cáo hấp thu càng thấp càng tốt mà không đưa ra một giá trị tiêu chuẩn Daily Values cho chất này và cũng không có chỉ số % DV.
+ Protein: Lượng chất đạm sẽ thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào mỗi người, như những vận động viên thể hình, điền kinh, cầu thủ sẽ cần lượng đạm nhiều hơn người bình thường. các bằng chứng khoa học cho thấy đối với người lớn và trẻ em trên 4 tuổi, lượng đạm hấp thu không liên quan đến các vấn đề sức khỏe mà cộng đồng đang gặp phải. với các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 4 tuổi, lượng protein cũng có chỉ số %DV như các chất khác.
+ Sugar: Hiện nay chưa có mức tiêu thụ đường nào được chính thức khuyến cáo cho người dân do lượng đường có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau (đường tự nhiên và đường tinh chế được thêm vào sản phẩm). Tất cả các lượng đường này được liệt kê vào Sugar như đường tự nhiên (ví dụ như đường Lactose có trong sữa) không có hại cho sức khỏe như đường tinh chế. Để phân biệt sản phẩm có chứa loại đường có hại hay không, bạn có thể kiểm tra thành phần nguyên liệu. Các loại đường hạn chế tiêu thụ là corn syrup, hight fructose corn syrup, nước ép trái cây cô đặc, maltose, dextrose, sucrose, honey và maple syrup. Nếu sản phẩm chỉ ghi là Sugar có nghĩa là nhà sản xuất đã dùng đường trắng, loại đường này có hại cho sức khỏe. các nguyên cứu khoa học cho thấy hấp thụ nhiều đường dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Vì vậy sản phẩm càng ít đường, bạn càng có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn.
D) Địa chỉ test mẫu
1) Công ty CP DV KHCN Sắc Ký Hải Đăng
- 79 Trương Định, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
- ĐT: (08) 38239643/ 38248814 – Fax: 08 38239872
2) Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm Thành Phố Hồ Chí Minh
- 2 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
- ĐT: (08) 38291744 – 39100826 – 38221276
3) Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Thành Phố Hồ Chí Minh
- 699 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành Phố Hồ Chí Minh
- ĐT: (08) 39231645
4) Trung tâm Phân tích thí nghiệm Hóa Sinh – Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường (Trường Đại học Nông Lâm)
- Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
- ĐT: 08 37220294 – Fax: 08 38972262
5) Nếu các bạn ở tỉnh xa có thể liên lạc với tôi Mr Thuấn – 0908119401, tôi sẽ đi test mẫu cho các bạn và sau đó tôi sẽ gởi kết quả lại.